Anh Trần Khắc Huy hiện là trưởng phòng kỹ thuật của Bentley Việt Nam. Trước đây anh từng có thời gian dài làm việc tại Hyundai Việt Nam và Hyundai Thành Công. Vì vậy, theo thời gian, anh Huy nhận thấy 10 sai lầm thường gặp ở người mới sở hữu ôtô trong bảo dưỡng và sử dụng.
10 sai lầm thường thấy ở người mới dùng ôtô ảnh 2
Anh Trần Khắc Huy hiện là trưởng phòng kỹ thuật của Bentley Việt Nam
Thay dầu ở 1000 km đầu tiên
Nhiều người cho rằng phải thay dầu máy ở 1.000 km đầu tiên vì sợ "mạt" kim loại sót lại trong quá trình gia công động cơ. Tuy nhiên, thực tế công nghệ chế tạo động cơ ngày càng chính xác, thậm chí các loại gioăng đang dần biến mất mà thay vào đó là keo bịt hoặc là không gì cả. Do vậy theo khuyến cáo của nhà sản xuất, xe máy xăng nên thay dầu ở 6.000km, và máy dầu là 5.000km.
Chạy rốt đa xe mới
Xuất phát từ quá khứ dùng xe máy công nghệ cũ, nhiều chủ xe băn khoăn về việc chạy rốt-đa (chạy rà) xe ôtô mới của mình như thế nào. Thực thế thì công nghệ chế tạo xe hơi ngày nay không cần phải chạy rốt-đa mà nhiều hãng xe chỉ khuyến cáo chạy ở 80% tải và tốc độ tối đa của xe cho 1.000 km đầu tiên.
Rửa khoang động cơ theo cách thông thường
10 sai lầm thường thấy ở người mới dùng ôtô ảnh 3
Các loại xe hơi ngày nay áp dụng công nghệ điện tử khá nhiều cho việc điều khiển động cơ và các loại thiết bị phụ trợ, do vậy việc có nước ở khoang động cơ dễ dẫn đến nguy cơ gây ra những hỏng hóc cho các thiết bị điện tử nói trên. Vì vậy, chỉ nên rửa bằng các công cụ chuyên nghiệp và tuyệt đối không dùng nước.
Cẩn thận quá mức
10 sai lầm thường thấy ở người mới dùng ôtô ảnh 4
Ở lần bảo dưỡng đầu tiên sau 1.000 km, nhiều chủ xe thường lăn tăn về việc xe của mình chỉ được đại lý xem xét qua loa và hoàn thành công đoạn này rất nhanh. Nhiều trường hợp không an tâm đã tự đem xe ra gara ngoài để bảo dưỡng lại. Thực tế không cần bảo dưỡng các cụm chi tiết như vòng bi moay ơ, bình ắc quy, phanh ABS/ESP… vì các chi tiết này hỏng mới phải thay. Nếu cố tình bảo dưỡng dễ dẫn tới hỏng sớm.
Bơm lốp ôtô như xe máy
10 sai lầm thường thấy ở người mới dùng ôtô ảnh 5
Nhiều người vẫn nghĩ xe máy nặng có hơn 100 kg mà còn phải bơm 3~4 kg/cm2 thì ôtô nặng cả tấn ít nhất cũng phải bơm bằng xe máy. Sự thực thì các nhà sản xuất xe khuyến cáo áp suất lốp xe chỉ cần 2 ~ 2,5 kg/cm2 là đủ, dừa bền lốp vừa chạy êm.
Thay bóng đèn halogen bằng xe-non
10 sai lầm thường thấy ở người mới dùng ôtô ảnh 6
Thực tế khi thay bóng xe-non (HID), điểm phát sáng của đèn này lớn gấp nhiều lần bóng halogen do vậy ánh sáng không tập trung và thừa rất nhiều những tia sáng gây chói mắt, nhiều trường hợp khả năng chiếu sáng không đạt bằng bóng halogen nguyên bản và chủ xe bị lừa vì màu sắc bắt mắt của bóng Xe-non. Chưa kể chóa đèn (choá đèn halogen) có thể bị hỏng, rộp do nhiệt độ của bóng xe-non rất lớn, hệ thống điện, điện tử trên xe bị ảnh hưởng mặc dù giới độ xe luôn quảng cáo rằng bóng xenon tiết kiệm năng lượng hơn, "mát" hơn bóng halogen.
Làm thêm chống ồn
10 sai lầm thường thấy ở người mới dùng ôtô ảnh 7
Nhiều chủ xe đã chọn làm thêm chống ồn ở các cửa hàng chăm sóc xe với số tiền phải chi trên 2 triệu đồng (công tháo lắp, vật liệu…). Tuy nhiên biện pháp này có lẽ chỉ cải thiện một chút ít và có tác dụng tâm lý là chính. Thường các hãng xe rất quan tâm đến việc cách âm cho xe đời mới, vì vậy, không có lý do gì để họ không làm thêm chống ồn ngay từ khâu sản xuất nếu việc đó có hiệu quả.
Tin vào các thiết bị, "thuốc" tiết kiệm nhiên liệu
10 sai lầm thường thấy ở người mới dùng ôtô ảnh 8
Trong quá trình dài làm việc và trải qua thực nghiệm nhiều mẫu xe, anh Huy nhận thấy rằng các thiết bị hay “thuốc” tiết kiệm nhiên liệu được quảng cáo “mạnh miệng” rằng có tác dụng thì thực tế chỉ ở mức độ rất nhỏ. Và nếu so với chi phí mà chủ xe phải bỏ ra thì lại bị ....lỗ. Hơn nữa nếu nó thực sự tiết kiệm thì các hãng chắc chắn sẽ mua bản quyền hoặc tự nghiên cứu, phát triển và trang bị cho xe của mình chứ không để người khác phải làm thay.
Tắt điều hòa trước khi tắt máy và bật lại sau nổ máy
10 sai lầm thường thấy ở người mới dùng ôtô ảnh 9
Việc làm này chỉ đúng đối với các loại xe đời “cũ” hoặc xe có hệ thống điều hòa được "chế" bởi thợ không chuyên nghiệp. Kinh nghiệm này được truyền miệng từ các “tài già” và đến nay vẫn được phổ biến. Thực tế, hệ thống điều hoà trên ôtô ngày nay sẽ không làm việc trong quá trình khởi động và sẽ chỉ làm việc sau khi máy đã khởi động được vài giây.
Đổ nhầm nhiên liệu
10 sai lầm thường thấy ở người mới dùng ôtô ảnh 10
Dựa theo khả năng cháy và tự cháy của hai loại nhiên liệu này và dựa trên thực tế chứng minh, nếu xe máy dầu đổ nhầm xăng, lỡ chạy vài chục km thì chỉ cần thay nhiên liệu đi là lại ổn định (tuy nhiên không phải là nó vô hại nhưng thiệt hại ấy là không đáng kể). Với xe máy xăng đổ nhầm dầu, nếu không phát hiện sớm thì có thể "đi" nguyên cả động cơ và nhiều thiết bị phụ trợ khác.
Trần Khắc Huy
(Theo Nghe nhìn Việt Nam)
Thay dầu ở 1000 km đầu tiên
Nhiều người cho rằng phải thay dầu máy ở 1.000 km đầu tiên vì sợ "mạt" kim loại sót lại trong quá trình gia công động cơ. Tuy nhiên, thực tế công nghệ chế tạo động cơ ngày càng chính xác, thậm chí các loại gioăng đang dần biến mất mà thay vào đó là keo bịt hoặc là không gì cả. Do vậy theo khuyến cáo của nhà sản xuất, xe máy xăng nên thay dầu ở 6.000km, và máy dầu là 5.000km.
Chạy rốt đa xe mới
Xuất phát từ quá khứ dùng xe máy công nghệ cũ, nhiều chủ xe băn khoăn về việc chạy rốt-đa (chạy rà) xe ôtô mới của mình như thế nào. Thực thế thì công nghệ chế tạo xe hơi ngày nay không cần phải chạy rốt-đa mà nhiều hãng xe chỉ khuyến cáo chạy ở 80% tải và tốc độ tối đa của xe cho 1.000 km đầu tiên.
Rửa khoang động cơ theo cách thông thường
Các loại xe hơi ngày nay áp dụng công nghệ điện tử khá nhiều cho việc điều khiển động cơ và các loại thiết bị phụ trợ, do vậy việc có nước ở khoang động cơ dễ dẫn đến nguy cơ gây ra những hỏng hóc cho các thiết bị điện tử nói trên. Vì vậy, chỉ nên rửa bằng các công cụ chuyên nghiệp và tuyệt đối không dùng nước.
Cẩn thận quá mức
Ở lần bảo dưỡng đầu tiên sau 1.000 km, nhiều chủ xe thường lăn tăn về việc xe của mình chỉ được đại lý xem xét qua loa và hoàn thành công đoạn này rất nhanh. Nhiều trường hợp không an tâm đã tự đem xe ra gara ngoài để bảo dưỡng lại. Thực tế không cần bảo dưỡng các cụm chi tiết như vòng bi moay ơ, bình ắc quy, phanh ABS/ESP… vì các chi tiết này hỏng mới phải thay. Nếu cố tình bảo dưỡng dễ dẫn tới hỏng sớm.
Bơm lốp ôtô như xe máy
Nhiều người vẫn nghĩ xe máy nặng có hơn 100 kg mà còn phải bơm 3~4 kg/cm2 thì ôtô nặng cả tấn ít nhất cũng phải bơm bằng xe máy. Sự thực thì các nhà sản xuất xe khuyến cáo áp suất lốp xe chỉ cần 2 ~ 2,5 kg/cm2 là đủ, dừa bền lốp vừa chạy êm.
Làm thêm chống ồn
Nhiều chủ xe đã chọn làm thêm chống ồn ở các cửa hàng chăm sóc xe với số tiền phải chi trên 2 triệu đồng (công tháo lắp, vật liệu…). Tuy nhiên biện pháp này có lẽ chỉ cải thiện một chút ít và có tác dụng tâm lý là chính. Thường các hãng xe rất quan tâm đến việc cách âm cho xe đời mới, vì vậy, không có lý do gì để họ không làm thêm chống ồn ngay từ khâu sản xuất nếu việc đó có hiệu quả.
Tin vào các thiết bị, "thuốc" tiết kiệm nhiên liệu
Trong quá trình dài làm việc và trải qua thực nghiệm nhiều mẫu xe, anh Huy nhận thấy rằng các thiết bị hay “thuốc” tiết kiệm nhiên liệu được quảng cáo “mạnh miệng” rằng có tác dụng thì thực tế chỉ ở mức độ rất nhỏ. Và nếu so với chi phí mà chủ xe phải bỏ ra thì lại bị ....lỗ. Hơn nữa nếu nó thực sự tiết kiệm thì các hãng chắc chắn sẽ mua bản quyền hoặc tự nghiên cứu, phát triển và trang bị cho xe của mình chứ không để người khác phải làm thay.
Tắt điều hòa trước khi tắt máy và bật lại sau nổ máy
Việc làm này chỉ đúng đối với các loại xe đời “cũ” hoặc xe có hệ thống điều hòa được "chế" bởi thợ không chuyên nghiệp. Kinh nghiệm này được truyền miệng từ các “tài già” và đến nay vẫn được phổ biến. Thực tế, hệ thống điều hoà trên ôtô ngày nay sẽ không làm việc trong quá trình khởi động và sẽ chỉ làm việc sau khi máy đã khởi động được vài giây.
Đổ nhầm nhiên liệu
Dựa theo khả năng cháy và tự cháy của hai loại nhiên liệu này và dựa trên thực tế chứng minh, nếu xe máy dầu đổ nhầm xăng, lỡ chạy vài chục km thì chỉ cần thay nhiên liệu đi là lại ổn định (tuy nhiên không phải là nó vô hại nhưng thiệt hại ấy là không đáng kể). Với xe máy xăng đổ nhầm dầu, nếu không phát hiện sớm thì có thể "đi" nguyên cả động cơ và nhiều thiết bị phụ trợ khác.
==> Xem thêm:
- “BẮT BỆNH” CHO Ô TÔ QUA 10 ÂM THANH LẠ
- NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM NÓNG ĐỘNG CƠ Ô TÔ
- CÁCH PHÂN BIỆT BÓNG ĐÈN XENON Ô TÔ CHÍNH HÃNG
- Nâng đời xe ô tô
- Độ đèn pha ô tô
Trần Khắc Huy
(Theo Nghe nhìn Việt Nam)