“Bi-Xenon ô tô ” là một thương hiệu của Hella, nhà sản xuất và nghiên cứu hàng đầu thế giới về các hệ thống chiếu sáng và điện của xe ôtô. Cụm từ này chỉ được áp dụng cho những bộ đèn Hella với cả hai chế độ pha và cốt đều sử dụng chung một bóng đèn Xenon duy nhất.
Đèn pha Bi-Xenon ô tô
Ánh sáng từ bóng đèn Xenon này được chiếu xuống mặt đường qua một thấu kính thủy tinh đường kính 70 mm. Một màn chắn di chuyển được chịu trách nhiệm tạo ra hình dạng luồng sáng thích hợp: màn chắn khi nâng lên sẽ tạo ra một đường ngăn cách sáng – tối rất sắc nét cho đèn cốt, khi hạ xuống thì toàn bộ ánh sáng sẽ tạo ra luồng sáng mạnh và chiếu xa cho đèn pha.
Cấu tạo của bi xenon ô tô
Một đèn pha halogen sẽ hoạt động khi nháy pha xin đường, hạn chế gây chói mắt cho xe ngược chiều và xe phía trước.
- Có ánh sáng gấp hai lần so với đèn halogen (3200 lumen so với 1600 lumen), trong khi công suất lại chỉ bằng hai phần ba (35W so với 55W).
- Tạo ra ánh sáng gần với ánh sáng ban ngày hơn so với đèn halogen (nhiệt độ màu của ánh sáng của đèn halogen là 3200 độ Kelvin, đèn Xenon là 4300 độ Kelvin, ánh sáng ban ngày khi trời nhiều mây là 5300 độ Kelvin và ánh sáng ban ngày khi trời xanh và có nắng là 6500 độ Kelvin);
- Đèn cos có luồng sáng rộng và mạnh tuy nhiên lại không gây chói mắt cho xe ngược chiều, giúp chiếu sáng lề đường tốt hơn;
Đèn cos halogen (trên) và Bi-Xenon (dưới)
- Đèn pha có luồng sáng rộng và tập trung; giúp lái xe an toàn hơn trên những đoạn đường vắng;
Đèn pha halogen (trên) và Bi-Xenon (dưới)
- Không có sự khác biệt về màu và cường độ của ánh sáng khi chuyển từ chế độ đèn pha sang đèn cốt và ngược lại.
Độ bi xenon vẫn còn một số hạn chế :
Tuy có rất nhiều ưu điểm so với loại đèn halogen thông dụng nhưng việc độ Bi-Xenon ô tô vẫn có một vài hạn chế như:
- Luồng sáng của đèn pha rộng và rất mạnh nên gây chói mắt cho xe ngược chiều, rất nguy hiểm. Khi chuyển sang đèn cos để không gây chói mắt cho xe ngược chiều thì lại không chiếu xa được. Vì thế khi đi trên đường quốc lộ không có giải phân cách thì khó có thể bật đèn pha liên tục được, giảm hiệu quả chiếu sáng của đèn.
- Việc chuyển đổi chế độ pha / cos bằng màn chắn chỉ mang lại hai chế độ chiếu sáng, chưa đáp ứng được nhu cầu ánh sáng trong nhiều điều kiện đường xá khác nhau.
Để khắc phục những hạn chế của hệ thống Bi-Xenon, Hella đã tiến hành thử nghiệm một hệ thống chiếu sáng cũng linh hoạt như chính bạn, đó là VARILIS (Variable Intelligent Lighting System – Hệ thống chiếu sáng đa dạng). VARILIS cho phép tạo ra năm chế độ chiếu sáng tùy theo các thông số vận hành và điều kiện môi trường khác nhau, dựa trên các cảm biến điện tử.
Cấu tạo của hệ thống VARILIS
Tâm điểm của hệ thống VARILIS là môđun VarioX, một phát minh của Hella, với khả năng thay đổi giữa năm hình dạng khác nhau của luồng sáng (đường nội thị, đường nông thôn, đường quốc lộ không có dải phân cách, đường cao tốc và khi thời tiết xấu) và có thể dùng cho các loại xe có tay lái bên trái cũng như bên phải.
Hoạt động của môđun VarioX
VarioX về cơ bản là một đèn pha có thấu kính (projection headlamp) với nguyên tắc làm việc giống như khi độ bi-Xenon ô tô . Trong đèn pha Bi-Xenon thì một màn chắn nâng lên và hạ xuống để tạo ra chế độ pha và cos. Ngược lại, môđun VarioX có một ống chắn đa diện quay quanh trục chính thay cho chuyển động lên xuống của màn chắn. Ống chắn này có nhiều đường cong khác nhau trên bề mặt để tạo ra các hình dạng của luồng sáng như sau:
1. Trên đường cao tốc, tạo ra tạo ra luồng sáng chiếu xa với cường độ mạnh, tự động giảm độ xa của luồng sáng khi sắp vượt xe khác để hạn chế gây chói mắt cho xe phía trước.
2. Trên đường nông thôn, tạo ra luồng sáng chiếu rõ các góc cua bằng cách xoay môđun đèn pha VarioX theo hướng góc cua.
3. Trên đường quốc lộ không có dải phân cách, tạo ra luồng sáng chiếu xa để tăng khả năng quan sát của người lái và hạn chế gây chói mắt cho xe ngược chiều.
4. Trên đường nội thị, tạo ra một luồng sáng rộng chiếu rõ lòng đường và vỉa hè giúp nhận ra người đi bộ và xe hai bánh từ xa. Kích hoạt đèn chiếu góc cua khi rẽ vào đường nhánh
5. Khi gặp thời tiết xấu như mưa hoặc sương mù, tạo ra một luồng sáng rộng và thấp để tránh gây lóa cho người lái và xe ngược chiều.
Để có thể tự động thay đổi giữa các hình dạng luồng sáng này, hệ thống VARILIS cần được nối với một bộ điều khiển tự động. Bộ điều khiển tự động này của Hella sử dụng thông tin từ các cảm biến điện tử kỹ thuật số như cảm biến ánh sáng, cảm biến tốc độ, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ bám đường, cảm biến mưa hoặc sương mù và cuối cùng là cảm biến góc cua.
Môđun VarioX xoay khi xe vào cua
Việc kết hợp bộ điều khiển tự động này với hệ thống định vị vệ tinh còn cho phép hệ thống dự đoán và tạo ra luồng sáng tốt nhất cho đoạn đường sắp tới.
Tuy nhiên độ đèn pha ô tô ở Việt nam bằng bi VarioX vẫn còn khá lạ lẫm và chưa phổ biến. Qua bài viết này hy vọng quý khách có thêm lựa chọn trong việc độ đèn pha ô tô cho xế yêu của mình.
Để biết thêm thông tin chi tiết và được hỗ trỡ bởi đội ngũ nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay : 0985.032.553 (Mr. Tuấn) – 0985.489.844 (Mr. Trung)