Hệ thống chống bó cứng phanh ABS có tác dụng gì?
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS đã trở thành một trong những trang bị an toàn tiêu chuẩn trên xe hơi ngày nay, có tác dụng chống tình trạng phanh ''cứng" bánh xe, giúp người lái vẫn có thể điều khiển xe đi đúng hướng.

ABS là cụm từ được viết tắt bởi Anti-Locking Brake System - Hệ thống chống bó cứng phanh là một trong những tính năng an toàn chủ động của xe. Đây được xem là ''cứu cánh'' chống lại tình trạng mất lái khi đạp phanh gấp, giúp xe di chuyển đúng hướng giảm thiểu những thiệt hại xảy ra. 

Như chúng ta thường thấy, trong những tình huống lái xe bất ngờ, người lái phát hiện nguy cơ tai nạn có thể dẫn đến tại nạn. Phản ứng ngay lúc đó của họ là chuyển sang bàn đạp phanh và đạp phanh thật mạnh. Trong trường hợp này, bốn bánh xe sẽ bị khoá cứng dẫn đến tình trạng trượt mất kiểm trên mặt đường, trong các điều kiện đường trơn trượt hay có độ ma sát kém thì việc bốn bánh xe bị khoá cứng càng nguy hiểm hơn gấp bội. Chiếc xe bị trượt đi mất kiểm soát và người lái rất khó để điều khiển tay lái đi đúng hướng mình mong muốn. Việc này khiến cho tình hình tai nạn trở nên nghiêm trọng hơn. Với một chiếc xe được trang bị hệ thống phanh ABS thì mọi chuyện lại khác...

Trong cách thức dạy lái xe trước đây, có một nguyên lý được áp dụng là không được "đạp chết" phanh trong các trường hợp khẩn cấp tránh trình trạng không thể kiểm soát được hướng đi của xe. Để làm được việc này là người lái cần bình tĩnh xử lý tính huống, liên tục nhấp nhả chân phanh để có thể điều khiển hướng đi của bánh xe. Đây cũng chính là nguyên lý làm việc của hệ thống phanh ABS nhưng được làm việc một cách hoàn toàn tự động bởi bộ máy tính (ECU) điều khiển. Người lái những mẫu xe trang bị phanh ABS chỉ cần đạp thật mạnh phanh và điều khiển tay lái đi đúng hướng. Việc ''nhấp nhả chân phanh'' đã có ABS lo.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS dựa trên 3 bộ phận chính bao gồm:

  • Bộ Điều Khiển Thủy Lực HCU - Hydraulic Control Unit
  • Bộ Điều Khiển ABS chống bó cứng phanh - Anti-lock Brake Control Module
  • Cảm biến phanh ABS trên các bánh xe - Front Anti-lock Brake Sensors/Rear Anti-lock Brake Sensors

Khi gặp tình huống khẩn cấp, tài xế đạp gấp phanh làm các bánh xe bị khoá cứng. Các cảm biến phanh ABS trên các bánh xe sẽ truyền thông tin về bộ điều khiển thuỷ lực HCU và điều khiểu áp suất dầu phanh đến từng phanh trên các bánh xe, điều khiển việc nhấp nhả phanh liên tục giúp người lái tập trung hoàn toàn vào việc điều khiển tay lái cho xe đi đúng hướng.

Hệ thống phanh ABS hoạt động tự động với khoản độ từ 20 Km/h trở lên. Trong trương hợp phanh ABS bị trục trặc, xe vẫn hoạt động bình thường như đèn báo hệ thống phanh ABS trên bảng đồng hồ lái sẽ lên báo cho tài xế cần đi sửa chữa ngay. 

Để nhận biết hệ thống phanh ABS vẫn hoạt động bình thường, khi khởi động xe, đèn báo hệ thống phanh ABS sẽ sáng lên sau đó tắt trở lại

Những hệ thống an toàn trên xe chỉ phần nào giúp hạn chế những tai nạn xảy ra cũng như giảm thiểu thiệt hai khi xảy ra sự cố. Nó không hoàn toàn là ''bùa hộ mệnh'' cho người lái cho dù công nghệ có cao như thế nào. Điều quan trong với những người ngồi sau tay lái là luôn tuân thủ luật giao thông, khi tham gia lưu thông trên đường cần tập trung quan sát, giữ đúng tốc độ và khoản cách cũng như thường xuyên luyện tập các kỹ năng lái xe an toàn.

Nguồn : tuvanmuaxe