Trước tiên chúng ta đọc qua một bài báo mà DUK đọc được:
Mua phụ tùng ô tô phải hết sức cẩn thận
Hiện nay, số lượng ô tô ngày một tăng, chính vì vậy mà thị trường cung cấp linh kiện, phụ tùng ô tô cũng đang rất sôi nổi.
Theo các nhà chuyên môn, thị trường phụ tùng ô tô hiện có rất nhiều loại khác nhau như phụ tùng chính hãng, phụ tùng OEM (hay còn gọi là phụ tùng thay thế), phụ tùng đã qua sử dụng và đặc biệt là các loại phụ tùng nhái... Vì vậy, người tiêu dùng rất dễ bị người bán dối gạt về xuất xứ, chất lượng hàng hóa. Trong đó, phải kể đến là sự nhầm lẫn giữa hàng OEM và hàng nhái.
Phụ tùng chính hãng là sản phẩm của chính nhà sản xuất cung cấp. Do đó, hàng chính hãng thường có giá cao nhưng chất lượng bảo đảm cùng với chế độ bảo hành nghiêm túc. Còn phụ tùng OEM có thể hiểu là những sản phẩm do nhà sản xuất ô tô đặt hàng một nhà cung cấp khác sản xuất cho họ. Phụ tùng OEM vẫn đóng gói dưới tên và logo của nhà sản xuất ô tô đó. Do vậy, người tiêu dùng khi mua loại hàng này vẫn tin rằng mình đang mua phụ tùng chính hãng. Loại phụ tùng thay thế - OEM này không phải là hàng thứ cấp, chất lượng kém với bao bì khác mà hoàn toàn giống với phụ tùng trên xe của nhà sản xuất nhưng nó được bán với giá rẻ hơn, thông thường giá bằng khoảng 60% - 70%.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều phụ tùng nhái theo phụ tùng OEM. Loại phụ tùng nhái này được người bán nói rõ là không phải hàng chính hãng nhưng mạo danh là hàng phụ tùng OEM nên được bán với giá khá cao, thường tương đương với hàng OEM. Tuy nhiên, chất lượng không thể sánh bằng và nếu được bảo hành thì cũng chỉ được bảo hành từ 3 – 6 tháng. Phần lớn loại phụ tùng nhái được sản xuất tại Trung Quốc, Đài Loan... Những phụ tùng ô tô thường phải thay thế, nhiều nhất là các loại bạc đạn, lọc dầu, phuộc, má phanh... Do vậy, đây cũng là những loại phụ tùng thường bị làm nhái nhiều nhất.
Giám đốc một doanh nghiệp chuyên mua bán ô tô tại TPHCM cho biết: Người tiêu dùng rất khó phân biệt bằng mắt thường đâu là phụ tùng chính hãng, phụ tùng thay thế hay phụ tùng nhái nếu họ không phải là người có kinh nghiệm sử dụng. Vì vậy, theo ông, người tiêu dùng trước khi mua cần phải nắm rõ thị trường gồm có những chủng loại, chất lượng phụ tùng như thế nào để có sự lựa chọn phù hợp, tránh rủi ro.
Theo NguoiLaoDong
Một thông tin khác:
OEM là gì? Thuật ngữ này thường sử dụng như thế nào trong công nghiệp? Như thế nào là 1 công ty pro OEM?
Theo mình được biết:
"OEM (viết tắt của Original Equipment Manufacturer trong tiếng Anh) là nhà sản xuất thiết bị gốc. Đây là các công ty thực sự chế tạo ra một thiết bị phần cứng nào đó. Họ khác với những người buôn bán lại, làm tăng giá trị hàng hóa, họ chế tạo, sửa chữa, đóng gói và bán ra thiết bị phần cứng đó. Ví dụ: Canon, IBM là các hãng nổi tiếng chế tạo thiết bị gốc như máy in (Canon), máy tính (IBM)"
Nhưng mình được biết, nghĩa của nó vấn chưa đủ để nói lên
Definition of: OEM
(1) (Original Equipment Manufacturer) An organization that sells products that are made by other companies. The term is confusing because the OEM is really not the manufacturer, but the vendor of the equipment to the end user. However, the OEM is often the designer of the equipment, and “original equipment designer” or “original concept designer” would be more fitting terms.
In most cases, the OEM does not add extra value to the equipment, but merely brands it with its own logo. The OEM’s name is either placed on the devices by the contract manufacturer that makes the equipment or by the OEM itself. In some cases, the OEM does add value. For example, it might purchase a computer from a company and combine it with its own hardware and/or software and sell it as a turnkey system (see VAR).
There are numerous companies that specialize in OEM manufacturing and never sell anything under their own brand (see contract manufacturer). Many companies do both. They manufacture and sell retail, but also have a separate OEM division for goods that are private labeled.
(2) A PC maker. A software company that sells products incorporated into PCs may refer to its customer, the PC hardware vendor, as an OEM. For example, when Microsoft sells its operating systems to PC makers, it refers to them as OEMs.
Theo Yahooanswers
Với kinh nghiệm chưa nhiều về ngành phụ tùng ô tô của mình, DUK xin đưa ra một số quan điểm như sau:
Hàng OEM có khá nhiều chủng loại hàng đa dạng về chất lượng ( tất nhiên sẽ đa dạng về giá cả theo từng chủng loại đó). Vì sao có rất nhiều các thiết bị phần cứng của ngành công nghệ thông tin họ lại cũng tín nhiệm hàng OEM đến vậy? Từ Canon, IBM, HP,... Câu trả lời là chất lượng sản phẩm OEM cho các hãng này đã được khẳng định. Các hàng nay thường được gia công ở 1 nước thứ ba ( Hiện tại đa phần là tại "Công xưởng của thế giới - Trung Quốc). Song trong ngành phụ tùng ô tô thì khác, OEM cũng có nhiều loại từ thượng vàng đến hạ cám. Đã nhiều nhà cung cấp các mặt hàng này lợi dụng vào chữ OEM để kinh doanh hàng nhái kém chất lượng gây mất uy tín với khách hàng.
Ngoài ra trên thị trường còn có các mặt hàng của Singapore, Thái Lan, Đài Loan,.. với chất lượng gần như tương đương với hàng Hàn Quốc và mang tên AFTERMARKET - Aftermarket is a term used to reference vehicle parts and accessories which are produced by independent manufacturers/ non-OEM tạm dịch là Aftermarket là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ các bộ phận xe tham khảo và các phụ kiện được sản xuất bởi nhà sản xuất độc lập / không phải OEM
Về phía mình, DUK đã nhập và đưa vào thị trường rất nhiều mặt hàng phụ tùng thân vỏ OEM và được thị trường chấp nhận. DUK muốn có một sản phẩm tốt với giá thành chấp nhận được (giá thành tốt hơn hàng Genuine) và chất lượng cũng không khác so với hàng Genuine là bao nhiêu. Chỉ khác nhau ở thương hiệu và sản phẩm vẫn là vậy, tại sao chúng ta ko thử? Câu trả lời để dành cho quý khách hàng.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ, mong nhận được ý kiến đóng góp của quý khách hàng và các bạn đồng nghiệp
Với phương châm của công ty chúng tôi, DUK xin cam kết BÁN ĐÚNG HÀNG, ĐÚNG GIÁ, ĐÚNG CHẤT LƯỢNG. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này của chúng tôi.