Những kinh nghiệm dưới đây trong cách sử dụng đèn chiếu sáng khi tham gia giao thông sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bạn và tất cả mọi người.
Hệ thống đèn trên ô tô
Đèn chiếu sáng có 2 chế độ: đèn pha - chiếu sáng xa và đèn cốt - chiếu sáng gần.
- Đèn pha giúp người lái có tầm nhìn xa tốt hơn, có thể chiếu sáng ở tầm cao nhất định, khiến những biển báo giao thông phát sáng, tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe xử lý trên đường. Nhược điểm của đèn pha là tầm chiếu sáng hướng thẳng vào mắt người đi ngược chiều, khiến những người đi ngược chiều bị lóa trong một thời gian nhất định và không còn khả năng quan sát đường, rất dễ dẫn tới tai nạn.
- Đèn cos chiếu ở tầm gần hơn, giúp lái xe quan sát được mặt đường, dễ dàng né tránh những vật lạ. Nhược điểm của đèn cốt chính là tầm chiếu gần khiến nếu bạn di chuyển với tốc độ cao, đặc biệt là trên đường cao tốc, tầm nhìn ngắn khiến bạn quan sát được ít hơn và khó xử lý sớm những tình huống.
Với ưu nhược điểm có thể bổ trợ cho nhau, việc kết hợp sử dụng đèn pha và đèn cốt sẽ khiến bạn và những người tham gia giao thông an toàn hơn.
Điều đáng chú ý là có rất nhiều người tham gia giao thông nước ta chưa có văn hóa sử dụng đèn chiếu sáng, thường xuyên bật đèn pha chiếu xa chiếu thẳng vào mắt người đi ngược chiều, gây khó chịu và nguy hiểm. Hơn nữa, công nghệ đèn xenon hiện nay được ứng dụng trong nhiều phương tiện giao thông, có ánh sáng rất mạnh, gây lóa trong một thời gian lâu, rất dễ dẫn đến tai nạn.
Dưới đây là một số điều cần nhớ khi sử dụng đèn pha, trên cả ô tô và xe máy:
Sử dụng đèn pha/cốt để chiếu sáng
- Trên đường cao tốc, nếu là đường có dải phân cách cao quá tầm đèn của ô tô, hãy sử dụng đèn pha để tầm quan sát được tốt hơn. Dải phân cách đã ngăn luồng ánh sáng giữa 2 chiều xe, nên bạn sẽ không gặp vấn đề gì với đèn pha.
- Ở những đường cao tốc có dải phân cách thấp, hoặc chỉ có vạch liền hay vạch đứt, hãy sử dụng đèn cốt để di chuyển, tránh gây lóa cho những xe đi ngược chiều. Nếu đường thoáng, hãy bật sang đèn pha để quan sát, nhưng khi thấy đèn của xe đi ngược chiều, hãy chuyển về chế độ đèn cốt ngay trong vòng 150 mét (khoảng 3 giây ở tốc độ 90 km/giờ).
- Trong thành phố, với khoảng cách các xe khá gần, nên sử dụng đèn cốt để quan sát, di chuyển với tốc độ vừa phải và an toàn.
- Không nên sử dụng đèn pha khi cua xe, vì nếu xe đối diện cũng quên tắt đèn pha thì hai xe pha cùng một lúc sẽ làm cho 2 người lái không thấy đường, và hậu quả hai xe sẽ đâm vào nhau. Nếu bạn muốn qua mặt xe nào đó, không nên bám đuôi xe đó với chế độ đèn pha, nên duy trì khoảng cách an toàn và đá đèn để ra hiệu xin vượt.
Đèn sương mù trên xe
Đèn sương mù được thiết kế để sử dụng trong điều kiện thời tiết có nhiều sương mù nhằm tăng độ sáng trên mặt đường. Chỉ nên sử dụng đèn sương mù khi cần thiết và không nên sử dụng thường xuyên với đèn pha, vì có vài loại đèn sương mù sẽ làm lệch ánh sáng trong điều kiện thời tiết tốt và làm cho người điều khiển ngược chiều giảm tầm quan sát.
Sử dụng đèn pha/cốt thay còi
Văn hóa sử dụng còi của người Việt đã có từ rất lâu và gây khó chịu cho tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Vẫn biết với hiện trạng giao thông nước ta hiện nay, nếu không sử dụng còi thì nhiều khi khó có thể xin vượt dễ dàng. Tuy nhiên, việc hạn chế sử dụng còi và thay vào đó là sử dụng đèn để thông báo, xin vượt sẽ là xu hướng tất yếu của giao thông trong tương lai.
Khi di chuyển vào ban ngày, để xin vượt hay báo hiệu với xe ngược chiều để tránh va chạm, thay vì bấm còi, bạn hãy sử dụng đèn pha như một cách ra tín hiệu. Ánh sáng từ đèn pha sẽ phản chiếu vào gương chiếu hậu, khiến người đi trước biết để nhường đường.
Trên ô tô và một số loại xe máy, nhà sản xuất đã thiết kế riêng nút nháy đèn pha, tạo điều kiện thuận lợi để bạn sử dụng trên đường. Nút nháy đèn pha thường được đặt ở vị trí dễ thực hiện, như ở cần gạt bên trái trên ô tô hoặc ở tay lái bên trái của xe máy (vị trí ngón trỏ dễ dàng với tới). Trong trường hợp xe máy của bạn không có nút nháy đèn pha, hãy chuyển sang chế độ đèn pha và sử dụng nút bật/tắt đèn ở tay lái bên phải.
Khi di chuyển vào trời tối, bạn cũng có thể sử dụng nút nháy đèn pha song song với việc bật sẵn đèn cốt phục vụ chiếu sáng. Nếu xe máy của bạn không có nút nháy đèn pha, hãy bật trước đèn cốt rồi sử dụng nút chuyển chế độ đèn cốt/pha ở tay lái bên trái.
Việc sử dụng đèn chiếu sáng đúng cách sẽ tạo nên văn hóa tham gia giao thông, tạo sự an toàn cho chính bạn và người khác.
Để biết thêm thông tin chi tiết và được hộ trợ kịp thời bởi đội ngũ nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm vui lòng liên hệ:
► PHỤ TÙNG Ô TÔ CHUYÊN NGHIỆP DUK
=====================================
🚕 Xưởng DUK1: Cây xăng số 6 Lê Văn Thiêm, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
☎ Hotline: 0985 032 553 - 0966 581 941
🚕 Xưởng DUK2 : Số 28 ngõ 161 Ngọc Hồi, quận Hoàng Mai, Hà Nội
☎ Hotline: 0985 489 844 - 0977 280 187 - 0968 460 351
- Chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng!
- Cùng share để nhiều người biết hơn nhé.
RẤT MONG ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH !!!
+ Lên đời xe ô tô | Thế giới của dân chơi uy tín chính hãng tiết kiệm
+ Những nét mới trên Toyota Altis 2.0
+ Ảnh Hyundai Sonata 2011 bị rò rỉ
+ Honda công bố xe mới Crosstour
+ Khai mạc triển lãm AutoPetrol 2009 tại Sài Gòn
+ Một số phương pháp giúp xe ít hỏng