Khử mùi trên ô tô:
Phương pháp đơn giản vô cùng rẻ tiền để khử mùi trên ô tô sẽ khiến bạn bất ngờ vì sự hiệu quả của nó. Tuy nhiên , khi áp dụng nội thất trên xe phải được dọn dẹp tương đối sạch sẽ. Sau đó, hãy dùng củ gừng tươi đập dập rồi đun với nước sạch sẽ. Tiếp theo, sử dụng khăn bông mềm mại nhúng vào nước gừng còn đang nóng khoảng 50 – 60 độ C, vắt ráo nước rồi nhẹ nhàng lau đến tất cả các chi tiết bề mặt của nội thất xe, từ nệm ghế, vô lăng, mặt táp pi cửa thậm chí là sàn xe.
Hãy chú ý lau thật kỹ trong các khe, kẽ, vì đó là những nơi chứa nhiều vi khuẩn và bụi bẩn nhất. Khi chiếc khăn đã bị nguội thì vò sạch khăn rồi nhúng lại vào nước gừng nóng để tiếp tục đến khi sạch hết các vật dụng trên xe. Lau xong, có thể bật điều hòa hoặc mở hết cửa (nếu không khí ngoài trời khô và thoáng) để nội thất nhanh khô. Nước gừng không chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn trên bề mặt chất liệu mà bạn lau rửa, mà còn làm sạch không khi và để lại mùi hương tự nhiên rất dễ chịu.
Chú ý khi rửa xe:
Do thân vỏ xe ô tô là những mặt phẳng rộng, nên các các tiệm rửa xe thường bỏ qua công đoạn xịt khô, mà chỉ lau qua loa sau khi rửa sạch. Điều này sẽ khiến nước ở nhiều vị trí còn đọng lại, như mép kính lái, kính hậu, bên trong các hốc bu-lông của la-zăng, lưới tản nhiệt,… Những điểm còn đọng nước này sẽ nhanh chóng bắt bụi, rồi khô dần, tạo thành những mảng cặn bẩn bám rất chặt, trông rất xấu. Sau một thời gian dài, những mảng cặn bẩn đó sẽ dày lên và rất khó rửa sạch bằng các dung dịch rửa xe thông thường. Chính vì vậy, hãy nhắc nhở tiệm rửa xe lau sạch nước đọng ở những vị trí trên sau khi rửa xong, thậm chí là phải xịt sạch cả nước còn đọng trong các hốc bu-lông trên la-zăng.
Một chi tiết vô cùng quan trọng những rất hay bị lãng quên khi rửa xe là cụm phanh. Nếu bụi bẩn lọt vào giữa phá phanh và đĩa phanh có thể làm giảm hiệu quả phanh, cào xước đĩa phanh và làm cho má phanh nhanh mòn. Hãy nhắc nhở người rửa xe xịt nước vào cụm má phanh thật kỹ, đặc biệt là sau những chuyến đi về những vùng địa hình xấu.
Kính lái bị vẩy nhiều bùn bẩn:
Nước rửa kính và cần gạt mưa chỉ nên được phát huy trong những tình huống bụi bẩn nhẹ, mức độ thế nào thì bạn có thể tự đánh giá. Khi xe dừng/đỗ dưới gốc cây khiến nhiều lá hoặc cành cây khô rụng lên kính, bạn nên dành vài giây để dọn trước khi bước vào xe và sử dụng cần gạt mưa. Khi di chuyển ở những nơi địa hình nhiều bùn lầy, kính lái có thể bị bùn bẩn từ xe đi trước bắn lên nhiều, nếu sử dụng cần gạt mưa liên tục thì những hạt cát và bụi trong bùn có thể sẽ làm xước kính và một điều ai cũng hiểu là rất nhanh hỏng lưỡi cao su gạt mưa và mô-tơ điều khiển của hệ thống gạt mưa.
Đỗ xe dưới trời nắng to:
Xét tương đối, toàn bộ không gian bên trong một chiếc xe hơi giống như một chiếc hộp kín. Khi bị ánh nắng mặt trời chiếu vào kính lái và các kính cửa sổ đóng kín, quá trình nghẽn nhiệt sẽ xảy ra ở bên trong khoang xe, tương tự như hiệu ứng nhà kính. Thực tế cho thấy nếu nhiệt độ ngoài trời khoảng 35 độ C, thì nhiệt độ bên trong một chiếc xe đỗ sau khoảng 1 giờ có thể lên tới hơn 50 độ C. Nội thất xe bị “om” hàng giờ trong điều kiện đó sẽ bị bạc màu và lão hóa rất nhanh, đặc biệt là các chi tiết bằng da và nhựa.
Giải quyết vấn đề này khi buộc phải đỗ xe dưới trời nắng to thực sự là một bài toán không hề dễ dàng với nhiều chủ xe, bởi việc thực hiện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu điều kiện an ninh và môi trường đảm bảo (trong sân nhà hay cơ quan, có người trông coi cẩn thận) thì mở hé các cửa kính để gió có thể lưu thông là phương pháp đơn giản nhất. Phương pháp thứ hai có thể là dùng áo chùm có lớp chống nóng, tuy nhiên cách này sẽ bất tiện và mất thời gian hơn, thường chỉ áp dụng khi đỗ xe rất lâu (chẳng hạn như dài
+ Lên đời xe ô tô | Thế giới của dân chơi uy tín chính hãng tiết kiệm
+ Những nét mới trên Toyota Altis 2.0
+ Ảnh Hyundai Sonata 2011 bị rò rỉ
+ Honda công bố xe mới Crosstour
+ Khai mạc triển lãm AutoPetrol 2009 tại Sài Gòn
+ Một số phương pháp giúp xe ít hỏng